Thật không khó để phát hiện những lỗi thiết kế văn phòng. Tôn chỉ trong thiết kế văn phòng làm việc thể hiện đẳng cấp, văn hóa cũng như thương hiệu của công ty. 

Các văn phòng được thiết kế hiệu quả thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên, cắt giảm thời gian lãng phí và làm cho doanh nghiệp tốt hơn. Các thiết kế lỗi thời cũ kỹ đã cần được làm lại đúng nghĩa. Từ những thủ phạm thông thường như ánh sáng kém đến các vấn đề ít rõ ràng hơn như không phân biệt được không gian, nội thất,… Tránh những lỗi thiết kế này sẽ giúp đảm bảo văn phòng của bạn là một tài sản lớn cho doanh nghiệp của bạn.

Một thiết kế tệ hại dẫn đến không gian trở nên khó chịu. Bạn sẽ không cảm thấy thoải mái khi ở trong một không gian như thế. Có lẽ chúng ta cần tìm cách làm lại căn phòng của mình cho hợp lý. Trong thoáng chóc bạn không thể nào phát hiện được tất cả những lỗi. Do đó bài viết này tôi đưa ra 7 gợi ý nhắc nhở bạn.

sai lam trong thiet ke van phong

Sai lầm trong thiết kế văn phòng bạn hay mắc phải.

7 lỗi thiết kế văn phòng thường mắc phải

1. Về tỉ lệ kích thước

Thông số tỉ lệ giữa các đồ nội thất có mối tương quan với hình khối các vật dụng cũng như cấu trúc không gian xung quanh. Một vài tính toán không cẩn trọng sẽ dễ xuất hiện lỗi sai.

Ví dụ: nhiều góc chết được tạo ra nếu kích thước bàn làm việc không tương thích với kích thước không gian phòng.

Do đó cần một tỉ lệ kích thước hoàn hảo để bạn có thể biến không gian trở nên tốt hơn. Cần có sự tính toán chi tiết và cụ thể để tránh những sai lầm.

2. Không đủ điểm nhấn.

Trong mộ tác phẩm nghệ thuật hay một công trình kiến trúc, điểm nhấn giữ vai trò rất quang trọng. 

Có thể đây là một trong những lỗi mắc phải phổ biến nếu không đủ kinh nghiệm hoặc gu thẩm mỹ có vấn đề. Bắt buộc không gian văn phòng phải có điểm nhấn trong thiết kế tổng thể. Một thiết kế đồng đều quá sẽ hóa nhạt nhòa và chán. Tạo điểm nhấn cũng rất đơn giản, chỉ cần đặt một chậu cây xanh hay vật phẩm trang trí nhỏ xinh cũng đủ tôn tạo sự sinh động và mới mẻ cho phòng làm việc của bạn.

3. Về chất liệu

Chất liệu trong thiết kế văn phòng đều có một đặc trưng riêng, tính chất riêng. Đơn vị thiết kế thi công phải cân nhắc cẩn thận khi sử dụng trong cùng một bài toán không gian. Ví dụ, tính chất của chất liệu gỗ thì nên to, bề thế nên kết hợp với chất liệu sắt/thép với tính chất mỏng, sáng, độ chịu lực cao.

Sự kết hợp giữa các chất liệu trong từng không gian cũng cực kỳ quang trọng.Hiện nay hầu hết nội thất gỗ văn phòng điều là gỗ ép. Các bề mặt có thể được thiết kế bằng mặt gỗ, tuy nhiên giá dở chân chịu có thể chọn kim loại chẳng hạn. Điều này giúp không gian hiện đại hơn, chắt hơn và bền hơn.

4. Về màu sắc

Phân chia tỉ lệ màu sắc trong cung cách phối màu không gian cần xác định chủ đề chính phụ, có điểm nhấn rõ ràng. Nếu lạm dụng màu sắc bất hợp lý vô tình tạo ra chứng rối loạn cảm xúc, rối loạn giác quan của nhân viên văn phòng trong suốt quá trình làm việc 8 tiếng. Màu sắc tác động rất lớn đến tâm trạng và cảm xúc của nhân viên. Thông thường một thiết kế văn phồng không nên quá nhiều màu sắc chủ đạo. Nên giới hạn ở con số 3. 

Tông màu chủ đạo ở văn phòng đó là trắng và xanh, xám. Chọn màu sắc tốt nhất cho văn phòng sẽ giúp không gian trở nên thoải mái và dễ chịu hơn. Điều này cũng góp phần cải thiện và nâng cao năng xuất làm việc.  

5. Về ánh sáng

Ánh sáng rất cần trong mọi không gian cuộc sống nói chung và thiết kế văn phòng nói riêng. Tùy vào công năng sử dụng của mỗi khu vực mà có cách bố trí, thiết kế ánh sáng riêng.

Ví dụ: phòng làm việc của nhân viên phải có ánh sáng vừa đủ nếu tối quá sẽ gây mất tập trung, buồn ngủ… Tận dụng cả 2 nguồn ánh sáng tự nhiên và nhân tạo sẽ tạo ra hiệu ứng ánh sáng tối ưu nhất.

Ánh sáng tự nhiên là hoàn hảo cho mắt, tuy nhiên nguồn sáng hạn chế và gây chói mắt. Với ánh sáng nhân tạo cầ có cách chiếu sáng khoa học và phù hợp. Nguồn sáng nên là nguồn sáng trắng, thiết kế không quá chói và ảnh hưởng đến công việc.

6. Về điểm nhìn

Điểm nhìn mắc lỗi từ các yếu tố trang trí, điểm nhấn vô tình rơi vào điểm mù của quả thật là một sai lầm. Điểm nhìn tiêu điểm nên được đặt đúng vị trí của nó. Một số điểm nhìn nào cần được che đi, những điểm nào cần được thể hiện ra đó là điều cần thiết.

7. Về giải pháp

Bất cứ không gian văn phòng nào cũng cần có sự kết nối và đồng bộ. Thiết kế không có sự đồng bộ với nhau và không đi theo một tổng thể nhất định chính là lỗi thường gặp nhất. Mỗi không gian hay phòng ban cần có sự khác biệt trong công tác thiết kế để tạo ra điểm nhấn riêng nhưng phải tuân theo chủ thể trong kết nối chung.

Không gian phòng kinh doanh cần tách biệt với kế toán. Phòng họp cần tách biệt với các phòng khách,….

8/ Bỏ qua không gian lưu trữ

Bỏ qua các thiết kế không gian lưu trữ khiến thiết kế ngôi nhà của bạn trở nên bề bộn hơn. Thông thường các không gian lưu trữ bị bỏ qua. Do đó khi thiết kế văn phòng cần lưu ý các vấn đề này để căn phòng sạch hơn gọn hơn.

9/ Trang trí nhàm chán

Không gian trang trí đơn điệu nhàm chán là một điểm hình ở Việt Nam. Trong khi các thiết kế ngày càng ưu tiên sự đơn giản nhưng vẫn giữ được nét đồng bộ.

Bạn không nên quá tối giản không gian căn phòng đến mức quá lố.

Một văn phòng nên có:

  • Cây xanh.
  • Bàn ghế làm việc.
  • Tủ lưu hồ sơ.
  • Trang trí tranh ảnh hoặc giấy dán tường.
  • Rèm cửa che nắng.
  • Kệ hoặc giá sách.
  • Có thể cần thêm một vài thiết kế hoa tươi hoặc vật phẩm phong thủy.

10/Không đầu tư vào khu vực lễ tân

Có lẽ bạn nên đầu tư một chút nơi lễ tân. Thiết kế phòng lễ tân là đại diện cho bộ mặt đầu tiên của công ty. Một diện mạo phòng lễ tân tốt sẽ khiến khách hàng đối tác của bạn tin tưởng hơn. Nhiều công ty thương bỏ qua vị trí này, tuy nhiên hãy tham khảo và trang trí thật hợp lý nhé.